1. Chủ thể trung tâm của Hệ sinh thái MIS: Học sinh (MISers).
2. Triết lý giáo dục; chương trình giáo dục (Sáng Số, Sáng Dữ liệu, Thông minh, Sáng tạo); Giáo dục phẩm chất (Thực hành Trí tuệ cảm xúc); Học gắn với hành; định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp sớm; Chăm sóc y tế, chăm sóc sức khoẻ thể chất, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, chế độ ăn, ngủ và vui chơi,…
3. Môi trường “Xanh” (100% điện tái tạo); lối sống xanh (thực phẩm xanh, đồ dùng xanh, tiết kiệm và sử dụng năng lượng “xanh”, hạn chế rác thải sinh hoạt, dùng nước hợp lí, di chuyển theo kiểu “sống xanh”, giáo dục xanh (vì mục tiêu phát triển bền vững: phát triển kiến thức , kĩ năng, giá trị và quan điểm về các vấn đề toàn cầu để tạo ra thế hệ có hành động đóng góp vào mô hình sống bền vững hơn).
4. Các cá thể, chủ thể có quan hệ và tác động qua lại với Hệ sinh thái MIS: Cán bộ, nhân viên, giáo viên nhà trường; Cha mẹ học sinh; Đối tác giáo dục; Cơ quan quản lí Giáo dục; Các trường đại học trong và ngoài nước; cơ sở sản xuất, nghiên cứu khoa học công nghệ; Tổ chức xã hội phi lợi nhuận, cộng đồng xã hội và thế giới.
II. CỘNG ĐỒNG KẾT NỐI – CHIA SẺ VÀ CÙNG KHỞI TẠO TƯƠNG LAI MISERS
Chúng ta là một hệ sinh thái kết nối với nhau để MISers tạo ra chúng ta và cộng đồng học tập MIS. Bản thân mỗi chúng ta là một HST và chúng ta học tập như một phần của HST.
– Việc tiếp thu kiến thức đan xen cùng sự phát triển kỹ năng và năng lực với sự ảnh hưởng qua lại đến cách dạy và học nhằm sử dụng kết quả học tập vì cuộc sống bền vững.
– Năng lực cảm xúc và xã hội của một người đều có thể ảnh hưởng tới khả năng công tác, giao tiếp đồng kiến tạo học tập, thấu hiểu các suy nghĩ, chính kiến khác nhau và tạo ra giá trị mới.
– Tình trạng sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần ảnh hưởng tới khả năng nhận thức giá trị bản thân, khả năng hoà nhập xã hội và công tác tiếp thu tri thức để phát triển bản thân.
III. KẾT NỐI TRONG MỖI CÁ NHÂN
– Là học sinh: Với tư cách là chủ trung tâm trong hệ sinh thái giáo dục MIS cần hiểu rõ “sống xanh” là gì? Học sinh được học tập, kết nối, tương tác bình đẳng trong một môi trường học tập yêu thương và tôn trọng. Học sinh được chăm sóc sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm thần, là trung tâm kết nối giữa cha mẹ với nhà trường và môi trường xung quanh, với xã hội. Thế giới đang thay đổi nhiều nhằm cân bằng Tâm lực – Trí lực – Thể lực hài hoà với nghệ thuật trên nền tảng kỹ năng hoàn hảo để sống, học tập chủ động, có trách nhiệm với tư duy cùng thắng.
– Là giáo viên: Có khả năng phát triển văn hoá lớp học, không khí các tiết học; điều chỉnh phương pháp dạy học, sử dụng công cụ công nghệ Chat GPT hỗ trợ mạnh mẽ trong lớp học giúp giáo viên xây dựng các bài giảng có tính tương tác cao hơn và tiết kiệm thời gian quản trị. Học sinh được học sâu hơn về phương tiện truyền thông, xây dụng kế hoạch bài học và học tập cá nhân hoá (GV không là người gác cổng kiến thức mà là người khơi gợi, kết nối, hỗ trợ HS thu nạp tri thức). Thực hiện mô hình “Lớp học đảo ngược”, HS thảo luận chủ đề bài học nhằm giúp tăng khả năng tự phân tích, phản biện bài thay vì nhồi nhét kiến thức.
– Là Cán bộ, nhân viên: Hỗ trợ (đầu bếp, quản lí bán trú, y tế, bảo vệ, vệ sinh, …) chăm lo tới bữa ăn vừa miệng, vừa chất, vừa đủ no; chế độ ngủ trưa đủ giấc, kiểm tra phát triển thể chất và chăm sóc sức khỏe, khuôn viên an toàn khi vui chơi, bảo vệ và duy trì môi trường Xanh – Sạch – An nhiên.
– Hiệu trưởng (Ban giám hiệu): Cho phép cộng đồng tham gia vào các hoạt động của nhà trường giúp học sinh được tương tác với môi trường xung quanh để trường học thành trung tâm kết nối – chia sẻ nhằm giáo dục học sinh.
– Cha mẹ học sinh: Tạo ra tiếng nói chung cho quá trình giáo dục và học tập, trở thành người kết nối từ trường học vào cộng đồng qua một môi trường ngày càng mở rộng vì khởi tạo tương lai MISers.
Hãy chung tay xây dựng hệ sinh thái giáo dục MIS, đó là trách nhiệm và mệnh lệnh trái tim của toàn cán bộ, nhân viên, giáo viên, cha mẹ học sinh cùng cộng đồng xã hội vì sự khởi tạo tương lai của MISers.
PV (Theo Tạp chí Tin học và Đời sống)